• Ca nhạc
  • Game
  • Món ăn
  • Phim ảnh
  • Trường lớp
  • Truyện thiếu nhi
  • Đồ dùng cũ xưa
  • Quảng cáo xưa
  • Thơ văn
  • Tranh ảnh
  • Trò chơi tuổi thơ
  • Video
LIÊN HỆ MUA SÁCH GIÁO KHOA 8X 9X
Ký ức tuổi thơ
  • Trang chủ
  • Thư viện ảnh
  • Video
    • Nhạc trẻ thập niên 2000
  • Xem nhiều nhất
  • Mới nhất
  • Bài ngẫu nhiên
  • Bài cũ nhất
  • Audio truyện
  • Sách giáo khoa xưa
  • Trang chủ
  • Thư viện ảnh
  • Video
    • Nhạc trẻ thập niên 2000
  • Xem nhiều nhất
  • Mới nhất
  • Bài ngẫu nhiên
  • Bài cũ nhất
  • Audio truyện
  • Sách giáo khoa xưa
No Result
View All Result
Ký ức tuổi thơ
No Result
View All Result

[Tản văn] Trở về cánh đồng của mẹ

by Ôi tuổi thơ
in Tâm sự
Chia sẻ FacebookChia sẻ PinterestChia sẻ Linkedin

Trở về cánh đồng của mẹ

Tác giả: Đoàn Văn Mật

Bài viết được đăng trên Tản Văn Hay

Lần nào gọi điện cho tôi, mẹ đều hỏi: “Nhà còn gạo ăn không con? Để mẹ gửi lên. Hết gạo phải bảo, đừng mua bên ngoài con ạ, vừa đắt, vừa kém ngon! Nhà mình lúc nào thóc lúa cũng đầy ra đấy. Bây giờ nhiều người bỏ ruộng, đất quê thành ra hoang hóa, không cấy cày thì phí lắm! Mẹ già, nhưng ông trời còn cho sức khỏe thì mẹ vẫn ra đồng…”. Nhà có mỗi vợ chồng với đứa con nhỏ nên gạo thóc dùng đáng là bao. Tôi luôn trả lời mẹ thế. Nhưng sau mỗi cuộc điện thoại, lại thấy lòng mình chùng xuống, nghĩ ngợi xa xôi. Mẹ tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, vẫn sớm khuya chăm lo cho khoảnh ruộng đồng xa, để thêm hạt lúa, mớ rau làm quà gửi cho con cháu. Thú thực, cứ dăm lần mẹ hỏi về gạo thóc thì mới có một lần tôi mở lời xin. Cũng chẳng phải đứa con đã bén hơi phố thị như tôi, dám chê những hạt gạo từ bàn tay lam lũ của mẹ. Mà chỉ vì một nhẽ, mẹ già rồi, người ở quê vào tuổi ấy đã nghỉ ngơi, không cần bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Năm hai vụ lúa, ngoài gia đình tôi sống ở xa, quanh mẹ còn đông con nhiều cháu, có thể chăm lo ruộng đồng. Ấy vậy mà mẹ không muốn nhờ ai, cứ tự mình chọn giống, gieo mạ, cấy lúa, nhổ cỏ và gặt hái. Có lần, tôi bảo mẹ, muốn cấy thì cứ cấy, muốn trồng thì cứ trồng, nhưng hãy thuê người hoặc để con cháu đỡ đần. Nhưng mẹ chỉ im lặng, trả lời đứa con xa bằng giọng cười ấm áp, rằng mẹ còn làm được, không cần phiền đến cháu con nhiều. Có bận, anh cả tôi gọi điện, giọng điệu chân thành nhưng khẳng khái: “Em khuyên mẹ đừng làm ruộng nữa. Mẹ già rồi, làng xóm người ta nhìn vào lại cười cho. Mà nhà có thiếu gì đâu. Từ nay, nếu mẹ gọi điện hỏi chuyện gạo thóc, em cứ nói nhà con hãy còn, còn nhiều lắm, để mẹ không gửi lên và cũng không trồng cấy nữa. Ở vào tuổi của mẹ bây giờ, có mấy ai còn cày cấy nữa đâu.”. Nhưng rốt cuộc, chẳng ai khuyên nổi mẹ tôi. Con cháu không cần đến gạo của mình làm ra, một năm mẹ vẫn miệt mài đôi vụ với niềm tin âm ỉ, vững bền, rằng biết đâu, lúc nhỡ nhàng, khi bận rộn, con cháu lại cần. Tôi biết, mỗi lần gửi được gạo lên cho gia đình tôi, là mẹ mừng lắm. Cứ gọi điện cười nói vui ra mặt, rồi sàng sẩy, nhặt nhạnh hết sạch trấu mùn, tất tả đong đếm gói ghém, nhờ người mang ra bến xe, nhắn gửi dặn dò kĩ lưỡng, bao gạo màu gì, buộc dây, đánh dấu ra sao…. Thế nên mỗi lần con cái từ chối là mỗi lần mẹ buồn, cứ rấm rứt, tủi hờn mãi: “Con đừng chê công sức của mẹ mà tội. Mẹ làm ra hạt lúa, mớ rau là làm ra sức khỏe. Con không ăn thì mẹ làm ra nỗi gì!”, rồi bà tắt máy mà không nói thêm lời nào. Tôi biết mẹ không bao giờ từ bỏ cánh đồng của mình.
Lần lượt những đứa con cứ khôn lớn rồi đi xa, đồng làng thì vẫn đấy. Những đứa con mỗi năm vài bận giỗ chạp trở về, nhưng cánh đồng thì ăn đời ở kiếp với mẹ, tần tảo khi thiếu đói, bình yên nặng hạt lúc ấm lo là thế… Làm sao có thể nói bỏ là nhẹ nhõm dứt ra cho được. Mẹ yêu cánh đồng như yêu những đứa con của mẹ. Tôi vẫn biết thế, vẫn thầm mừng vui vì mẹ còn sức khỏe để tự làm ra hạt thóc nuôi mình. Nhưng cũng đầy thấp thỏm, ngậm ngùi khi trả lời câu hỏi từ mẹ. Mẹ có biết những khi cầm lên bát cơm được góp từ bàn tay mẹ là tôi cũng mừng lắm. Mừng vì mẹ vẫn còn sức khỏe để gửi thương, gửi nhớ cho con cháu phương xa. Mừng vì mẹ vẫn có niềm vui nơi thôn dã. Đồng đất chưa bao giờ phụ bạc con người và cánh đồng đã nuôi lớn chúng tôi, đã hào phóng với tuổi thơ tôi từ những con cào cào, muồm muỗm, cá tôm…
Đã có lúc, chẳng cần cuộc gọi của mẹ, tôi vẫn phải tức tốc nhảy lên chuyến xe cuối ngày để về lại cánh đồng làng. Đó là lúc vợ tôi đau ốm, thuốc thang mãi không giảm, rồi ý nghĩ tôi lóe lên hình ảnh cây sắn cồn mọc ven các gò cao, đơm hoa vàng như ai vốc từng vụn nắng vãi tung như người gieo mạ có thể chữa được bệnh. Đó cũng là nơi cha tôi vĩnh viễn nằm lại trong lòng đất ấm, bên trời lá xanh. Cây sắn cồn bé tin hin, củ trắng nõn như sâm cắm sâu xuyên qua từng lớp đất già. Kiếm tìm đã khó, gom cho đủ thang thuốc còn khó hơn. Đúng khi mắt mỏi mòn, chân tay nhíu lại, ngẩng lên, tôi gặp mẹ, chị gái và chị dâu tôi đang cần mẫn kiếm tìm, đào sâu cả gang tay xuống nền đất khô khốc. Vị ngọt thơm, đắng mát của sắn cồn làm dịu từng cơn đau và xóa đi vết dấu bệnh tật của vợ tôi. Những hình ảnh về buổi chiều đông đó cứ trở đi trở lại trong tâm trí tôi. Từng khóm hoa như le lói ánh đèn. Gương mặt mẹ và các chị tôi lành hiền, lặng lẽ, sáng trong như một vầng mây trắng. Cũng cánh đồng ấy, đêm giao thừa sẽ sáng rực lên. Quê tôi có tục, mỗi người mới nằm xuống, chiều ba mươi Tết sẽ được thắp những ngọn đèn bên nấm mộ. Không chỉ trong gia đình, mà họ mạc, xóm làng hay bất cứ ai còn nặng lòng thương nhớ người đã khuất đều ra đó làm lễ thắp đèn. Đèn thắp từ chiều, rùng rình sáng trong giá buốt, đêm giao thừa rực lên, trông xa như trăng sao giáng xuống cánh đồng vạn hội, như đất trời điệu người về hoàn cõi, thảo thơm ân nghĩa tình người.
Facebook Comments

Bài viết liên quan

Viết cho ngày Trung Thu …

Đèn ông sao Trung thu ngày xưa
by Ôi tuổi thơ
October 1, 2020
0
SharePinShare

Tuổi thơ chính là nơi êm đềm nhất

Tuổi thơ là nơi êm đềm nhất
by Ôi tuổi thơ
July 22, 2020
0
SharePinShare

Tuổi thơ trong tôi là …

Trở về tuổi thơ
by Ôi tuổi thơ
September 17, 2020
0
SharePinShare
NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM NHA
Bài tiếp theo
Những chiếc xe chạy cùng năm tháng tuổi thơ

[Album] Những chiếc xe chạy cùng năm tháng

  • Xem nhiều nhất
  • Mới nhất
  • Cũ nhất
  • Ngẫu nhiên
  • Nhất định phải xem
  • Thư viện ảnh
  • Audio truyện cũ
  • Ca nhạc
  • Game
  • Món ăn tuổi thơ
  • Phim ảnh
  • Sách giáo khoa xưa
  • Thơ văn
  • Tranh ảnh
  • Video
ADVERTISEMENT

TÌM KIẾM

No Result
View All Result

XEM NHIỀU TRONG TUẦN

sách Tiếng Việt lớp 2 cũ

Tổng hợp các bộ sách giáo khoa cũ ngày xưa

February 6, 2021
Bài Thơ: Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi

Bài Thơ: Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi

February 26, 2021
Đẹp mà không đẹp

Đẹp mà không đẹp

February 1, 2021
Bài thơ Lượm – Tố Hữu

Bài thơ Lượm – Tố Hữu

June 29, 2019
Bài thơ hòn đá Hồ Chí Minh

Hòn đá to, hòn đá nặng, chỉ một người, nhấc không đặng …

February 22, 2021
NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM NHA

BÀI NGẪU NHIÊN

Vũ Hà

Mề Lao – Mambo nồng say – Các bạn đâu biết Vũ Hà ngày xưa đình đám thế nào!

June 30, 2019
Deep Blue Sea -Biển xanh sâu thẳm

Biển xanh sâu thẳm (Deep Blue Sea) – Bộ phim về cá mập siêu hay và ám ảnh tuổi thơ

December 30, 2020
Cao sao vàng huyền thoại nhà nào cũng có

Cao sao vàng huyền thoại nhà nào cũng có

March 6, 2020
Tổng hợp hình ảnh những chiếc điện thoại THỜI THƯỢNG ngày ấy

Tổng hợp hình ảnh những chiếc điện thoại THỜI THƯỢNG ngày ấy

March 6, 2020
NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM NHA

DANH MỤC

  • Audio truyện cũ
  • Ca nhạc
  • Đồ dùng cũ xưa
  • Game
  • Món ăn tuổi thơ
  • Nhất định phải xem
  • Những cái xưa cũ
  • Phim ảnh
  • Quảng cáo xưa
  • Sách giáo khoa xưa
  • Tâm sự
  • Thần tượng
  • Thơ văn
  • Tranh ảnh
  • Trò chơi tuổi thơ
  • Trường lớp bạn bè
  • Truyện
  • Truyện thiếu nhi
  • Tuổi thơ dữ dội
  • Video

NHẤT ĐỊNH PHẢI XEM

Chuyện chàng cô đơn
Ca nhạc

Chuyện chàng cô đơn – AC&M Thế hệ FA đời đầu của Việt Nam

by Ôi tuổi thơ
March 8, 2020
Tuyết yêu thương
Ca nhạc

Tuyết yêu thương – Ca khúc mà bất kỳ 8x và 9x đời đầu nào cũng thuộc

by Ôi tuổi thơ
July 11, 2019
Cao sao vàng huyền thoại nhà nào cũng có
Nhất định phải xem

Cao sao vàng huyền thoại nhà nào cũng có

by Ôi tuổi thơ
March 6, 2020
Trở về tuổi thơ
Nhất định phải xem

Tuổi thơ trong tôi là …

by Ôi tuổi thơ
September 17, 2020
Hòn đá cô đơn Guitar Trần Vũ
Ca nhạc

Hòn đá cô đơn – Bài hát gắn liền với thời sinh viên của bao người …

by Ôi tuổi thơ
March 6, 2020
Màn hình máy tính huyền thoại lưu giữ bao nhiêu kỷ niệm
Nhất định phải xem

Màn hình máy tính huyền thoại lưu giữ bao nhiêu kỷ niệm

by Ôi tuổi thơ
March 4, 2020
Bạn còn nhớ bài vè này nữa không?
Nhất định phải xem

Bạn còn nhớ bài vè này nữa không?

by Ôi tuổi thơ
October 11, 2020
Tổng hợp hình ảnh những chiếc điện thoại THỜI THƯỢNG ngày ấy
Nhất định phải xem

Tổng hợp hình ảnh những chiếc điện thoại THỜI THƯỢNG ngày ấy

by Ôi tuổi thơ
March 6, 2020
Audio truyện Mắt biếc
Audio truyện cũ

[Audio] Truyện dài Mắt biếc – Nguyễn Nhật Ánh

by Ôi tuổi thơ
January 28, 2021
Đường xưa lối cũ Như Quỳnh
Ca nhạc

Tổng hợp những ca khúc nhạc Vàng hay nhất đi cùng năm tháng

by Ôi tuổi thơ
January 15, 2020
Audio Truyện tuổi thơ dữ dội
Audio truyện cũ

[Audio] Truyện dài Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán

by Ôi tuổi thơ
March 4, 2020
Cốm Hà Nội
Nhất định phải xem

[Album] Tổng hợp những món ăn truyền thống Việt Nam qua hình ảnh

by Ôi tuổi thơ
February 23, 2021
Tranh đẹp về Hà Nội
Nhất định phải xem

[Album] Bộ tranh SIÊU ĐẸP đầy hoài niệm về Hà Nội

by Ôi tuổi thơ
September 28, 2020
Làng quê ngày ấy
Nhất định phải xem

Hình ảnh làng quê ngày ấy ….

by Ôi tuổi thơ
October 1, 2020
Tổng hợp những ca khúc nhạc trẻ HOT nhất một thời
Ca nhạc

Tổng hợp những ca khúc nhạc trẻ HOT nhất một thời

by Ôi tuổi thơ
July 22, 2020
NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM NHA
Facebook Youtube Instagram

TRỞ VỀ TUỔI THƠ

Ký ức tuổi thơ

Website cóp nhặt và lưu giữ những hình ảnh và kỷ niệm đẹp về tuổi thơ.

TÌM KIẾM

No Result
View All Result

Recent Posts

  • Tổng hợp Quảng cáo truyền hình Việt Nam những năm 2000
  • Khung cảnh rừng rậm này có quen thuộc với bạn không?
  • Nhạc phim Cảnh sát hình sự | Có bàn chân lặng lẽ, giữa dòng đời như nước cuốn …

Trở về tuổi thơ 2019 - 2020. Sở hữu và xây dựng bởi Callum Nguyen

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Thư viện ảnh
  • Video
    • Nhạc trẻ thập niên 2000
  • Xem nhiều nhất
  • Mới nhất
  • Bài ngẫu nhiên
  • Bài cũ nhất
  • Audio truyện
  • Sách giáo khoa xưa